Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Lựa chọn nhiệt độ phù hợp với ngăn mát và ngăn đông rất quan trọng. Tùy vào khối lượng thực phẩm trong tủ để điều chỉnh nhiệt độ thì tủ lạnh sẽ hoạt động tốt. Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột mà nên tăng giảm từ từ thì tủ lạnh sẽ ổn định, bền lâu.
Thường xuyên vệ sinh kiểm tra tủ lạnh
Là nơi bảo quản thực phẩm nên nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên không chỉ giúp thức ăn tránh được vi khuẩn hại mà còn giảm thiểu điện năng đáng kể.
Chú ý khi dọn dẹp tủ chị em nên để ý đến viền đệm cửa và dàn ngưng phía sau tủ lạnh. Viền đệm mà bị cong, rách thì phải mau mau thay thế ngay không khí lạnh bị tràn ra ngoài sẽ cực hao phí điện năng. Ngoài ra, kiểm tra gas định kỳ hàng năm cũng rất cần thiết, giữ cho tủ lạnh được “sống khỏe”.
Không mở tủ lạnh quá lâu
Máy nén phải điều chỉnh nhiệt độ liên tục khi bạn mở cửa tủ lạnh để giữ cho độ lạnh và độ ẩm bên trong ổn định. Cho nên tốt nhất là bạn đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu kẻo cuối tháng lại than vãn sao nay tiền điện cao nhé.
Để thực phẩm đúng cách
Một vài mẹo trữ thực phẩm để tủ lạnh hoạt động hiệu quả có thể kể đến là: bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh, không nên để thức ăn nóng và chứa thực phẩm vừa đủ, không quá ít và quá đầy vào tủ lạnh.
Mua tủ lạnh dung tích phù hợp
Tủ lạnh dung tích càng lớn thì hiển nhiên nó phải tiêu thụ lượng điện lớn hơn để làm mát toàn bộ không gian bên trong. Vậy nên mua tủ lạnh dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình sẽ tiết kiệm được kha khá tiền điện cuối tháng.
Gia đình nhỏ từ 2 – 3 thành viên thì chọn loại tủ lạnh dung tích khoảng 90 – 150 lít là sử dụng đủ. Đối với gia đình đông người hơn thì tủ lạnh dung tích 300 lít trở lên sẽ ổn áp, dùng thoải mái.
Không để tủ lạnh gần các nguồn nhiệt
Vị trí tủ lạnh cũng là điều phải chú ý, tốt nhất là tránh đặt nơi ẩm thấp hay nơi có nguồn nhiệt cao, ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào. Những chỗ này ảnh hưởng đến hiệu suất tủ lạnh, khiến nó phải hoạt động “cật lực” hơn để giữ nhiệt độ bên trong ổn định.